Gần 1 ngàn Phật tử tham dư Đại lễ với nhiều nghi thức Phât giáo như: Bông hồng cài áo, nghe pháp thoại Ý nghĩa Vu lan, tụng kinh Vu lan – Báo hiếu phụ mẫu trọng ân, nghi thức tâm linh cầu siêu phả độ gia tiên và vong linh thai nhi, trai đàn chẩn tế mông sơn thí thực…

Đai đứcThích Khai Từ, Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh chia sẻ, nghi thức "Bông Hồng cài áo" thường được tổ chức trong ngày Lễ Vu Lan ở các ngôi chùa Việt Nam dịp rằm tháng Bảy để bày tỏ lòng tri ân và báo ân các bậc sinh thành. Trong nghi thức đó, các Phật Tử, với hai giỏ hoa hồng, màu đỏ và màu trắng, sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.

"Nếu ai còn mẹ, sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, tự hào được còn mẹ. Còn nếu ai mất mẹ, sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng", Đại đức nói.


Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên là vị đệ tử thần thông đệ nhất trong giáo đoàn của Đức Phật. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiều Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.


Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh cho biết, ngày rằm tháng 7, nhân ngày chư Tăng tự tứ, hãy thiết lễ trai nghi cúng dường thỉnh cầu chư Tăng chú nguyện hồi hướng. Chúng ta cũng có thể phóng sinh, làm từ thiện, cúng dàng Tam Bảo, giúp đỡ người nghèo khó, ấn tống kinh sách, chia sẻ những điều hay lẽ phải cho mọi người... và hơn hết, còn làm một người con trong gia đình, hãy thể hiện nếp sống hiếu đạo khi cha mẹ còn tại thế, chớ để khi cha mẹ qua đời rồi mới vội vàng đi cầu cúng, làm lễ.

“Thực hiện đúng chỉ đạo của Thông tư 223/TT-HĐTS, Ban Trị sự  Phật giáo tỉnh tổ chức Lễ Vu Lan theo tinh thần trang nghiêm, văn minh, tiết kiệm.Cụ thể: Không đốt vàng mã,  không thu tiền cúng lễ, không chiếm  dụng không gian công cộng.  Động viên tăng, nii,Phật tử tích cực làm việc thiện,giữ gìn vệ sinh môi trường,  tham gia các hoat động xã hôi như hiến máu, hiến tạng nhân đạo do TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức”, Thượng tọa nói.

T.V, ảnh: Chùa Yên Tử cung cấp