Người dân Tây Bắc di cư vào Tây Nguyên mang theo văn hóa truyền thống của họ. Theo đó, hàng năm, vào Rằm tháng Giêng sau mùa gặt, bà con dân tộc Tây Bắc ở Tây Nguyên lại tổ chức những lễ hội dân gian của dân tộc mình.

Lễ hội diễn ra hai phần, mở đầu với các nghi lễ truyền thống; phần hội với nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc phía Bắc như: Thi kéo co, đi cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn, hội đàn tính, hát then; thi ẩm thực: làm bánh khảo, bánh chưng, bánh dày, nấu rượu men lá, heo quay… Bên cạnh đó, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động như thi trại đẹp, giao lưu văn nghệ, bóng chuyền giữa các thôn…

Tại lễ hội, bên cạnh những nghi lễ truyền thống, nhân dân trên địa bàn còn được thể hiện tài năng ở các phần thi nấu rượu ngô men lá, lợn quay ủ lá mắc mật, thi gói bánh chưng, bánh dày, bánh khảo, làm cơm lam, gà nướng… Dù là lễ hội của đồng bào các dân tộc phía Bắc nhưng các dân tộc bản địa cũng tham gia thi tài, tạo được sự đoàn kết, gắn bó các dân tộc, trở thành nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Ea Tam. 

Lễ hội đã thu hút rất đông du khách từ các tỉnh lân cận về vui xuân với bà con nơi đây.

Sau đây là hình ảnh lễ hội của bà con đồng bào Tây Bắc trên đất Tây Nguyên mà PV chúng tôi ghi nhận được:



Hội thi làm bánh chưng, bánh dày nét đặc trưng của ngày Xuân phía Tây Bắc

Một tiết mục văn nghệ tại lễ hội

Thi đánh đàn tính, một loại nhạc cụ phổ biến của đồng bào Tày, Nùng. Tiếng đàn tính rộn ràng, mời gọi sự giao duyên của các cặp đôi trong mùa lễ hội

Trò chơi lẩy Cỏ cần sự nhanh nhẹn, khéo léo của người con trai trong cuộc sống của đồng bào Tày, Nùng

Chu Tùng