Công trình này do Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh làm chủ đầu tư với số tiền gần 90 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh cho biết, Ngọa Vân được xây dựng ở Bảo Đài Sơn. Nhìn trên tổng diện về mặt địa lý hiện đại thì nó nằm trên một khu vực của một dãy thuộc một phần của vòng cung Đông Triều. Trước đây, khi  nói đến Yên Tử,  bao giờ các cụ cũng dùng chữ “Yên Tử sơn.”, đó là khái niệm giữa địa lý cổ và địa lý hiện đại. Nếu núi Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông, tu luyện, giảng pháp, độ tăng, thì am Ngoạ Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện, hoá Phật của Ngài.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết phát biểu tại buổi lễ

Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành ở khu vực Yên Tử và năm 1307 đã dời về đây và lập một cái am để tu thiền. Năm 1308, sau khi về kinh đô Thăng Long thăm chị thì Ngài đã chọn nơi này và hóa Phật tại am Ngọa Vân. Sau đó, đệ tử của Ngài đã hỏa thiêu nhục thể của Ngài, thu xá lợi rồi xây dựng am tháp.

Đông đảo bà con, các cấp chính quyền, chư tôn đức tham dự buổi lễ

Đầu thế kỷ 14, Ngọa Vân là quần thể chùa am tháp của thiền phái Trúc Lâm. Và đây chính là Thánh địa của thiền phái Trúc Lâm. Đến thế kỷ 18 các vị thiền sư nổi tiếng đã quay trở lại Ngọa Vân này để trùng tu và xây dựng lại. Theo tấm bia hiện còn ở chùa, năm 1707,  thiền sư Đức Hưng đã cho xây dựng tại đây 2 tòa bảo điện. Và năm 2009, các nhà khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu tại khu vực này. Và đã tìm được mặt bằng của 2 tòa bảo điện mà thiền sư đã xây dựng.

Buỗi lễ đúc tượng 

Chinh nơi đây, Đức sư Tổ Trần Nhân Tông cho ra đời những tác phẩm bất diệt, như: Thiền Lâm thiết chuỳ ngữ lục, Đại hương hải ấn thi tăng, tăng già loái sự, thạch thất my ngữ…  

Hiện, khu di tích chùa Ngọa Vân đang được Ban trị sự Phật giáo tỉnh và UBND thị xã Đông Triều tập trung trùng tu tôn tạo. Đây sẽ làm điểm đến có ý nghĩa trong hành trình của mỗi  du khách khi hành hương về với Kinh đô phật giáo Việt Nam.

Trà Vân