Cùng một ngày Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, tiếp nhận bệnh nhân đến khám là ông Nguyễn Văn V 50 tuổi ở Bắc Ninh và ông Khuất Hữu T 46 tuổi ở Hà Nội. Cả hai cùng đến khám vì được chẩn đoán là u xương đầu trên xương đùi bên phải biến dạng được giới thiệu lên từ tuyến dưới.  

Hai ca bệnh này đã được PGS. TS Trần Trung Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình trực tiếp thăm khám và chỉ định làm các chẩn đoán hình ảnh cần thiết. 

Ông Khuất Văn T (46 tuổi) cho biết, bị khối u vùng mặt sau đùi phải từ nhỏ nhưng chủ quan không đi khám vì không cảm thấy đau. Hai năm trở lại đây khối u bắt đầu tiến triển to lên và làm cho ông đau nhiều, không thể ngồi và nằm tự nhiên được. Ông đã đi khám ở nhiều nơi và được các bác sỹ giải thích là khối u có kích thước rất to và không thể can thiệp được. Vậy nên, hướng điều trị mà ông được khuyên là dùng thuốc điều trị triệu chứng tại nhà. 

Tuy nhiên việc dùng thuốc không khiến ông đỡ đau mà cơn đau có lúc mất kiểm soát, ông đến Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng khối u đã biến dạng khủng khiếp. Phim chụp XQ của ông đã khiến các bác sĩ ở đây vô cùng kinh ngạc về sức chịu đau của ông suốt thời gian qua. 

Điều tương tự cũng gặp ở trường hợp ông Nguyễn Văn V(50 tuổi, Bắc Ninh). Vì chủ quan nên ông đã không đi khám ngay từ giai đoạn sớm và khi khối u bắt đầu to, biến dạng ông mới tới cơ sở y tế.

Từ phim chụp XQ và MRI của cả hai bệnh nhân, PGS Trần Trung Dũng nhận định đây là hai ca bệnh rất khó nhiều thách thức đối với không chỉ Bệnh viện Xanh Pôn nói riêng mà với cả chuyên ngành Chấn thương Chỉnh hình ở Việt Nam hiện nay nói chung.

C:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Trung\2 trung.jpegC:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Trung\1.jpeg

Ảnh XQ và MRI bệnh nhân T, khối u xương phát triển quá mức, xâm lấn vào các tổ chức xung quanh

C:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Việt\2 viet.jpegC:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Việt\3 viet.jpeg

Chụp XQ và MRI bệnh nhân V, khối u xương phát triển quá mức, xâm lấn vào các tổ chức xung quanh

Nếu phẫu thuật và tạo hình khớp háng thành công đồng nghĩa với việc sẽ không còn mặc cảm về hình dáng bên ngoài, giúp bệnh nhân hoạt động, trở lại với sinh hoạt thường ngày. Còn nếu không phẫu thuật thì cả hai sẽ phải sống chung với khối u suốt đời.

Việc đặt ra yêu cầu cao nhất là vừa cắt bỏ được khối u khổng lồ, vừa bảo toàn chi cho bệnh nhân trong tình trạng khối u xương để đã rất lâu, tổ chức u đã ăn sâu và lan rộng sang tổ chức xung quanh, chèn ép vào mạch máu và thần kinh vùng mông và đùi thì cần rất nhiều yếu tố hội tụ. 

Trường hợp hai ca bệnh hiếm gặp này đã được hội chẩn giữa PGS. TS Trần Trung Dũng và Đơn nguyên Phẫu thuật khớp háng và Khung chậu trực thuộc Khoa Chấn thương Chỉnh hình. Các phương án chi tiết đã được đặt ra cùng với các rủi ro đã được lường trước. Cuối cùng tất cả đều thống nhất là sẽ phải phẫu thuật để trả lại sinh hoạt bình thường cho bệnh nhân. Phương án được đặt ra là sẽ lấy bỏ khối u kèm đoạn xương bị xâm lấn và thay vào đó là đoạn xương đùi mới được làm bằng vật liệu PEEK với kích thước giống hệt đoạn xương lấy bỏ, nếu ca phẫu thuật thành công thì đây là ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng vật liệu y sinh học PEEK để thay thế đoạn đầu trên xương đùi tại Việt Nam.

Cả hai ca phẫu thuật đều được tiến hành trong cùng một ngày. 

Mặc dù đã lường trước được kích thước to của khối u xương nhưng tất cả đều không khỏi bất ngờ vì kích thước thật của nó - một khối 1,6kg và một khối 2 kg với hình dáng y hệt cây súp lơ và sự biến dạng khủng khiếp của các khối u. 

C:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Việt\4 viet.jpegC:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Việt\5 viet.jpegC:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Việt\8 viet.jpeg

 Khối u bệnh nhân V so sánh với kích thước khối u bệnh nhân T, kích thước tương tự như một cây súp lơ

Tiếp theo, khớp háng mới nhân tạo được thay mới cho bệnh nhân đi kèm cùng đoạn xương đùi nhân tạo bằng vật liệu PEEK thay thế đoạn xương lấy bỏ. Mỗi ca mổ diễn ra trong khoảng hai tiếng đồng hồ, hiện tại  các bệnh nhân đã được chuyển sang phòng hậu phẫu để chăm sóc. 

Vì một phần khớp háng, đoạn xương đầu gần xương đùi được lấy bỏ và thay thế bằng đoạn xương nhân tạo nên các động tác gập, khép, dạng… tại khớp háng sẽ bị hạn chế. Bệnh nhân sẽ được tư vấn tập các bài tập phục hồi chức năng riêng để có thể sớm trở lại với sinh hoạt hàng ngày. Dự kiến cả hai bệnh có thể ra viện được trong 3 ngày tới.

Điều đặc biệt ở phương án này là sẽ sử dụng vật liệu PEEK tổng hợp để làm đoạn xương thay thế đoạn bị lấy bỏ. Đây là lần đầu tiên vật liệu PEEK được dùng tại Việt Nam để thay thế đoạn xương đầu trên xương đùi. Ưu điểm là kích thước đoạn xương đùi được tính toán kỹ lưỡng trước mổ bằng công nghệ in dựng hình 3D nên mọi chỉ số của vật liệu nhân tạo hoàn toàn ăn khớp với chỉ số xương bệnh nhân trong mổ. 

C:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Việt\viet 10.jpegC:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Việt\viet 11.jpegC:\Users\_Dr.ChiBeo_\Desktop\Trung\trung 10.jpeg

Ảnh vật liệu sinh học PEEK trong mổ và phim chụp kiểm tra sau mổ của bệnh nhân

Qua hai trường hợp này, PGS Trần Trung Dũng khuyến cáo với tất cả mọi người không nên chủ quan khi thấy bất kì dị dạng bất thường trên hệ cơ xương khớp của mình.  Vì rất có thể đấy là dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh lý phức tạp diễn biến tiếp theo nếu không được điều trị kịp thời. Và nếu cơ thể bạn có vấn đề gì chưa được giải đáp thắc mắc xin hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Lãnh Hương