Nhằm trang bị kiến thức cơ bản, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về PCTN,  xây dựng thái độ, ý thức tự giác của sinh viên, học sinh đối với công tác PCTN, qua đó giúp cho đối tượng này tham gia, hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác PCTN. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc thù sẵn có của sinh viên là lực lượng thanh niên tiêu biểu, có trình độ kiến thức tương đối về khoa học chung và khoa học chuyên ngành, có khả năng tiếp thu kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật PCTN nói riêng một cách hiệu quả và PCTN hiện nay được Đảng ta xem là nhiệm vụ khẩn trương, cấp bách của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn thể nhân dân và của toàn xã hội, do đó với khả năng và những gì có thể đóng góp và thực hiện được, sinh viên nói riêng và thế hệ thanh niên nói chung sẽ hành động thiết thực góp phần ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh đẩy lùi nạn tham nhũng đang tàn phá đất nước. Chính vì lẽ đó, đề tài nhận được sự hướng ứng từ Hội đồng phản biện.

Đề tài đã nêu lên những nội dung cần giảng dạy trong các trường đại học, cao đảng như: biến giáo dục về PCTN cho sinh viên trong trường đại học, cao đẳng: khái niệm, nguyên nhân, hậu quả tham nhũng, ý nghĩa, tầm quan trog của công tác PCTN, trách nhiệm của công dân.

Đề tài cũng đưa ra các phương pháp cụ thể như: giảng viên thuyết trình chủ đề trên lớp thông qua slide bài giảng; cung cấp những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và PCTN cho sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu; giảng viên đưa ra các tình huống về tham nhũng cho sinh viên thảo luận, rút ra bình luận, nhận xét; giảng viên đưa ra các ví dụ cụ thể về tham nhũng trong thực tế, cùng sinh viên thảo luận… Bên cạnh đó, nhà trường cần sử dụng phương pháp mô phạm trực tiếp bằng việc đưa các sinh viên tham gia theo dõi phiên xét xử tội phạm có liên quan đến tham nhũng.

Trong chương 2 của đề tài, “thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN cho sinh viên trong trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay” đã chỉ ra hạn chế và nguyên nhân về PCTN trong các trường cac đẳng, đại học, chương trình giảng dạy kiến thức giáo dục về PCTN hiện hành đặt ra mục tiêu quá cao so với thời lượng môn học, còn mang tính khô khan, trìu tượng, khó hiểu; hình thức giáo dục còn đơn điệu; nguồn kinh phí cho thực hiện đổi mới hình thức giáo dục pháp luật PCTN còn hạn hẹp, kinh phí cung cấp cho hình thức tuyên truyền thông qua hoạt động ngoại khóa còn hạn chế, tùy thuộc văn hóa giáo dục của từng trường.

Đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp tăng cường phổ biến pháp luật về PCTN cho sinh viên như: thay đổi nội dung chương trình đào tạo để tăng cường chất lượng học tập và nghiên cứu về nội dung PCTN ; đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục về PCTN; tăng cường sự trao đổi giữa người dạy và người học về các nội dung quy định về PCTN; mở rộng các điều kiện tiếp cận thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp xử lý trên thực tế cho đối tượng sinh viên để mở rộng hướng tiếp cận thông tin về tham nhũng; ứng dụng của các kinh nghiệm các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với các nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN. Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở giáo dục trong việc quản lý, phân công giảng dạy cũng như mời các báo cáo viên tham gia giảng dạy kiến thức, thực hiện báo cáo chuyên đề về PCTN cho sinh viên; kiện toàn đội ngũ giảng viên, báo cáo  viên về luật PCTN. Ngoài ra, các tổ chức giáo dục, tổ chức đoàn hội, cơ quan thông tin đại chúng cũng cần tham gia và phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng các chuyên mục về PCTN…

Với những đóng góp của Đề tài, Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao tính thiết thực phải đưa giáo dục về PCTN vào giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng và khẳng định kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là tài liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu và đưa nội dung giáo dục PCTN vào các trường đại học, cao đẳng. Đồng thời, đánh giá đây là Đề tài tiếp cận nhiều góc độ nghiên cứu, thông tin, nội dung, kết quả điều tra rất công phu, giải pháp đưa ra bám sát với yêu cầu cũng như nội dung. Hội đồng nghiệm thu khẳng định, việc nghiên cứu Đề tài là hết sức cần thiết, với nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu mới, phạm vi nghiên cứu đã bám sát mục tiêu của Đề tài. Xét khía cạnh để nghiên cứu đây là đề tài khá quan trọng, có tính ứng dụng và tính khả thi. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu nhất trí xếp loại xuất sắc.  

Thái Hải