Điều 12 quy định việc đánh giá nội dung về chỉ đạo, điều hành công tác PCTN được thực hiện theo các tiêu chí: Xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra hằng năm tình hình thực hiện pháp luật về PCTN; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác PCTN theo quy định của pháp luật; xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCTN. Việc đánh giá hiệu quả công tác PCTN và gắn kết quả PCTN với công tác thi đua, khen thưởng.

Trong khi đó, đánh giá về việc xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến PCTN được thực hiện theo các tiêu chí xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong đó có các văn bản liên quan đến PCTN; xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong đó có các văn bản liên quan đến PCTN; xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch quán triệt, kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong đó có các văn bản liên quan đến PCTN.

Còn việc đánh giá nội dung về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũngđược thực hiện theo quy định của Luật PCTN và các tiêu chí như xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của TTCP; áp dụng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động quản lý khi phát sinh các tình huống thực tế mà theo quy định của pháp luật phải áp dụng, thực hiện; có cơ chế thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không kịp thời các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Đánh giá nội dung về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật PCTN và các tiêu chí như xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch công tác thanh tra hằng năm, trong đó nội dung thanh tra hành chính hoặc thanh tra đột xuất nhằm phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Kết quả giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng bị tố cáo theo thẩm quyền do pháp luật quy định; kết quả thực hiện các quyết định thu hồi về tiền, tài sản và các quyết định xử lý trách nhiệm người có hành vi vi phạm phát hiện thông qua công tác quản lý Nhà nước, hoạt động kiểm tra, thanh tra.

Thông tư cũng quy định việc tổ chức thực hiện như TTCP có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương triển khai việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN hằng năm theo quy định tại Thông tư này; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, thực hiện việc nhận định tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành Thanh tra và công tác PCTN của TTCP; tổng hợp, nhận định, đánh giá về tình hình tham nhũng và công tác PCTN trên phạm vi toàn quốc.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hằng năm, tổ chức quán triệt, triển khai việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của TTCP.

Trên cơ sở phối hợp với TTCP, huy động nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN theo quy định của pháp luật hiện hành; phối hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho TTCP có liên quan đến kết quả tự nhận định về tình hình tham nhũng và kết quả tự đánh giá về công tác PCTN trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý.

Về phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN, Điều 18 Thông tư quy định, có quyền đề nghị Kiểm toán Nhà nước, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể chính trị - xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc hoặc thuộc phạm vi quản lý theo ngành dọc phối hợp với TTCP và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trong việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN theo quy định tại Thông tư này.

Kinh phí phục vụ cho việc này do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Hằng năm, TTCP, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương lập dự toán ngân sách Nhà nước cho các hoạt động nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2011/TT-TTCP ngày 9/11/2011 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015.

Lê Nguyên