Lễ hội Minh thệ diễn ra từ ngày 14 đến hết ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tương truyền, từ giữa thế kỷ 16, vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã đến ấp Lan Niểu (thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ngày nay) tự bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc cả thảy 35 vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ.

Thái hoàng Thái hậu đã cùng với dân làng lập ra một Hịch văn hội Minh thệ quy định lấy chí công làm trọng - người nông dân không phân biệt giàu - nghèo đẳng cấp xã hội, với khí phách kẻ sĩ giữ tiết tháo không vì cơ hàn mà xâm phạm của công.

bo vhttdl cong nhan hoi the khong tham nhung la di san quoc gia hinh anh 2

12 di sản văn hóa phi vật thể mới được bổ sung vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lần này thuộc 4 loại hình gồm: lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian.

Các di sản văn hoá phi vật thể quốc gia mới được công nhận bao gồm:

Lễ hội Xa Mã - Rước kiệu Đình Hoàng Châu, xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Hội Minh thệ thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Nghề sơn mài Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Lễ hội Điện Trường Bà, thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ hội Tiên Công, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lễ hội Lồng tồng của người Tày, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Nghi lễ Cấp sắc của người Nùng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Hò khoan Lệ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Nghệ thuật Rô-bam của người Khmer, tỉnh Trà Vinh.

Lễ hội Trò Ngô làng Giàng, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Múa sư tử của người Tày, Nùng, tỉnh Lạng Sơ

Theo Thảo Nguyên/Dân Việt