Một mặt, theo các nhà phân tích, đạo luật và quy định mới đã thể hiện được một số điểm tích cực, như bắt buộc các nghị sĩ, thẩm phán, công chức Nhà nước phải kê khai đầy đủ tài sản, thu nhập, mọi giao dịch tài chính của mình cũng như của người thân trong gia đình.

Thế nhưng, mặt khác, đạo luật và quy định mới đang tìm cách đẩy cơ quan điều tra ra xa cuộc chiến chống tham nhũng, khi đưa ra những quy định “trói buộc” như hạn chế một số quyền lực của Viện Kiểm sát Tối cao, Tòa án Tối cao, ngăn chặn sự can thiệp của Chính phủ đối với các chính trị gia. Điều này sẽ khiến cuộc chiến chống tham nhũng ở Ukraina, vốn đã gian nan vất vả, càng trở nên khó khăn hơn.

Chính bởi điều luật và quy định mới này được thông qua, đã nảy sinh hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Quốc hội, với sự tham gia của hàng chục nghìn người dân Ukraina. Đoàn người biểu tình cho rằng, những đạo luật và quy định mới này chỉ chống tham nhũng đối với thường dân hoặc công chức quèn, còn đối với các chính trị gia, vốn luôn là tâm điểm của các vụ bê bối tham nhũng, thì lại được hưởng ưu ái gần giống theo kiểu “quyền miễn trừ”. “Vậy thì luật và quy định mới chống tham nhũng có tác dụng tích cực hay không, hay lại chính là “bảo bối” để bảo vệ các chính trị gia biến chất” - một người biểu tình gay gắt nói.

Nhật Anh