Vụ việc Keppel nói riêng và nhiều doanh nghiệp nhà nước khác nói chung đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của nền kinh tế Singapore, dù vẫn thuộc top 7 những nước ít tham nhũng nhất theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Thế giới.

Các chuyên gia luật pháp cho rằng PCA, lần đầu được ban hành vào năm 1960, hiện đã lỗi thời và không thể xử lý triệt để các hành vi vi phạm hiện nay.

Đáp lại, Cục Điều tra tham nhũng (CPIB) trả lời phỏng vấn báo Reuters rằng: “Chính phủ Singapore vẫn thường xuyên xem xét các điều khoản trong PCA và sửa đổi chúng khi cần thiết. Hiện chúng tôi đang tiếp tục rà soát và sẽ sớm đưa ra những kết luận cụ thể trong thời gian tới”.

Phát ngôn viên của CPIB cũng nhấn mạnh rằng: “Việc xem xét lại các điều luật lần này không có liên quan và cũng chỉ được thực hiện khi những sai phạm của Keppel được phát hiện”.

Các sai phạm của Keppel bị lật tẩy khi vụ trộm dầu lớn nhất lại nhà máy lọc dầu của Shell, chi nhánh Singapore bị phát hiện. Kết quả là hàng loạt nhân viên của hãng cùng với các nhà phân phối nhiên liệu hàng hải đã bị xử phạt.

Một trong những khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra là tăng mức xử phạt hành chính. Ông Eugene Tan, Phó giáo sư luật tại trường Đại học Quản lý Singapore (SMU) cho rằng: “Trong bối cảnh hiện này, mức phạt tối đa 100.000 đô Sing (tương đương với 75,8 nghìn USD) cho mỗi vi phạm là quá thấp”.

Trong khi đó, khoản phạt cho hành vi tương tự ở Mỹ là 2 triệu USD.  

Mức phạt không đủ trả phí điều tra

Trong cuộc họp quốc hội mới đây, Bộ trưởng cao cấp phụ trách về Luật pháp và Tài chính, ông Indranee Rajah cho hay các khoản phạt mà Keppel phải nộp theo luật pháp Singapore thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung trên thế giới. Thực tế, công ty này nộp 400 triệu USD tiền mặt, gấp khoảng 8 lần số tiền đưa hối lộ. Trog khi đó Công ty phải nộp tổng số tiền phạt gấp 8 lần số tiền bị cáo buộc đã hối lộ là 55 triệu USD.

Pritam Singh – thành viên Đảng lao động, Đảng đối lập duy nhất trong quốc hội Singapore, bày tỏ sự nghi ngờ rằng: “Mức phí phạt như thế liệu có đủ sức răn đe?”.

Trong những năm đầu hoạt động, PCA được đánh giá là đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ, góp phần không nhỏ trong loại trừ tham nhũng cũng như các vi phạm tài chính khác trong khu vực công. Tiêu biểu, vào năm 2016, PCA phối hợp với Ngân hàng Trung ương Singapore phát hiện và đóng cửa hai ngân hàng Thụy Sỹ vì liên quan đến hoạt động rửa tiền quỹ tài chính 1MDB của Malaysia. Ngoài ra, nhiều tài khoản trị giá hàng triệu đô la đã bị đóng băng, nhiều nhân viên ngân hàng đã bị xử phạt.

Bảo vệ người tố giác tội phạm

Các chuyên gia luật pháp cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ban hành các chính sách bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.

Nizam Ismail, thuộc hãng luật RHTLaw Taylor Wessing “Việc ban hành các chính sách bảo vệ người tố cáo phụ thuộc vào các chính sách khuyến khích tố giác tội phạm của từng công ty cụ thể. Khi những chính sách được lưu hành và áp dụng nội bộ, đương nhiên không thể có sức mạnh như pháp luật nhưng đã truyền đi thông điệp hết sức rõ ràng: cá nhân vi phạm nên cân nhắc vì hành động sai trái sẽ bị khai báo với cơ quan chủ quản”.

Thêm vào đó, Phó giáo sư Tan cho rằng các đạo luật chống tham nhũng ở Singapore nên bổ sung trách nhiệm hình sự đối với các nhà lãnh đạo, thành viên hội đồng quản trị trực tiếp tham gia hoặc biết nhưng không có động thái báo cáo, ngăn chặn.

Võ Như Uyên