Tại buổi tiếp xã giao, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh: Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng (PCTN), coi đây là nhiệm vụ quan trọng, là một trong những ưu tiên để đảm bảo cho Việt Nam xây dựng cho được Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với một nền tảng hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, để nền hành chính công hoạt động hiệu quả, hạn chế tối đa xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ, đề cao trách nhiệm giải trình, đề cao tính công khai, minh bạch.

Tháng 1/2018, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Cơ quan PCTN Cộng hòa Pháp (AFA) đã ký bản ghi nhớ, hợp tác về PCTN, đặt nền móng cho quan hệ hợp tác song phương giữa 2 cơ quan, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của hai cơ quan.

Luật PCTN của Việt Nam được ban hành năm 2005, sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2007 và 2012. Sau hơn 10 năm thực hiện Luật, Việt Nam đang tiến hành sửa đổi toàn diện và sẽ trình Quốc hội cuối năm nay.

 “Đây là một đạo luật quan trọng được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội hết sức quan tâm, tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội, nên trong quá trình sửa đổi có nhiều nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau cần được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo vừa nâng cao hiệu quả công tác PCTN, khắc phục được những hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế của Việt Nam, nhất là quy định về xử lý tài sản, thu nhập (TSTN) chênh lệch hoặc tăng thêm mà người kê khai không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc của chúng; thẩm quyền của các cơ quan thanh tra Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra về công tác PCTN khu vực ngoài Nhà nước, cơ quan đơn vị sẽ kiểm soát TSTN”, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Ngay sau buổi tiếp xã giao, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Pháp về kê khai TSTN. 

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã giới thiện về kết quả công tác kê khai TSTN trong 10 năm thực hiện Luật PCTN, những khó khăn vướng mắc. Đồng thời, mong muốn được các chuyên gia trao đổi những vấn đề chuyên sâu như: Đối tượng phải TSTN, mô hình quản lý bản kê khai tài sản; quy trình thẩm tra xác minh bản kê khai như thẩm quyền, thủ tục, cơ quan nào quản lý bản kê khai và mối quan hệ với cơ quan PCTN; cách thức xử lý vi phạm trong quá trình kê khai, xử lý tài sản bất minh, kê khai không trung thực, không giải trình được nguồn gốc.

Bà Lisa Le Meur – Trưởng phòng bộ phận Phòng ngừa và phát hiện, Đơn vị Kiểm soát và Thủ tục, Cơ quan cao cấp về minh bạch trong khu vực công Pháp chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: TH

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Lisa Le Meur cho biết, tại Pháp, cơ quan PCTN đó chính là Cơ quan cấp cao về kiểm soát minh bạch công (HATVP) có cơ chế riêng là một cơ quan hành chính độc lập, đảm bảo sự độc lập trong tuyển chọn thành viên và hoạt động của hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên (nguyên tắc tập thể) bao gồm các thẩm phán của các tòa cấp cao và hai thành viên khác do Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện chỉ định. 

Nhiệm vụ của cơ quan này là kiểm tra tài sản, phòng ngừa xung đột lợi ích, tăng cường minh bạch, quản lý đăng ký người đại diện lợi ích, đảm bảo sự liêm chính cho hơn 15.800 cán bộ công chức.

Theo Bà Lisa, tại Pháp đối tượng kê khai là cán bộ công chức do dân bầu bao gồm: thành viên chính phủ, thượng/hạ nghị sĩ, nghị sĩ Pháp tại EU, thành viên các cơ quan hành pháp địa phương và cán bộ công chức được bổ nhiệm bao gồm: cán bộ công chức cấp bộ, thành viên các cơ quan hành chính độc lập, người thực hiện các công việc theo quyết định của chính phủ, công chức cấp cao, lãnh đạo các công ty nhà nước, thành viên hội đồng thẩm phán tối cao, chủ tịch các liên đoàn thể thao.

Các đối tượng thuộc diện phải kê khai theo quy định mà không thực hiện các nghĩa vụ kê khai được quy định tại các điều này, hoặc không kê khai phần lớn tài sản hoặc lợi ích của mình, hoặc khai gian tài sản sẽ bị phạt từ 3 năm và phạt tiền 45.000 euro.

Cùng với đó, các tài sản phải kê khai là kê khai chính xác tài sản mình sở hữu như bất động sản nhà đất, các khoản đầu tư, tài khoản ngân hàng, các khoản vay nợ, cổ phiếu, thành viên hội đồng quản trị công ty, hoạt động tình nguyện, hoạt động nghề nghiệp.

Về thời hạn nộp kê khai, đối với kê khai lần đầu thì từ hai tháng tính từ ngày trúng cử hoặc được bổ nhiệm; kê khai khi hết nhiệm kỳ thì trong vòng hai tháng sau khi kết thúc nhiệm kỳ trừ các trường hợp sau: Thành viên nghị viện: trong thời gian từ 7 đến 6 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, nếu nhiệm kỳ không bị gián đoạn; đại biểu hội đồng địa phương: trong thời gian từ 2 đến 1 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, nếu nhiệm kỳ không bị gián đoạn.

Nếu đã kê khai trong thời gian dưới một năm thì không phải kê khai lại, trừ trường hợp kê khai kết thúc nhiệm kỳ. Trong trường hợp đó, chỉ cần kê khai thu nhập trong thời gian tại vị và những biến động lớn về tài sản trong khoảng thời gian này.

Lịch kiểm tra thường được xác định vào các dịp sau bầu cử, hoặc các đợt kê khai theo kế hoạch. Sau khi kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì sẽ  phạt tù 3 năm và phạt tiền 45 000 euro đối với các trường hợp không thực hiện kê khai tài sản, kê khai thiếu phần lớn tài sản, kê khai gian lận về giá trị tài sản. Đồng thời, cấm quyền công dân thời hạn tối đa 10 năm; Cấm thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực công, biện pháp này có thể áp dụng vĩnh viễn…

Thái Hải


































Việt Nam – Pháp: 
Chia sẻ kinh nghiệm về kê khai tài sản thu nhập
(Thanh tra) - Ngày 31/8, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đã có buổi tiếp xã giao với nhóm chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm về kê khai tài sản thu nhập do bà Lisa Le Meur – Trưởng phòng bộ phận Phòng ngừa và phát hiện, Đơn vị Kiểm soát và Thủ tục, Cơ quan cao cấp về minh bạch trong khu vực công Pháp làm trưởng đoàn.
Tại buổi tiếp xã giao, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh: Đảng và chính phủ Việt Nam rất coi trọng công tác thanh tra và phòng chống tham nhũng (PCTN), coi đây là nhiệm vụ quan trọng là một trong những ưu tiên để đảm bảo cho Việt Nam xây dựng cho được nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với một nền tảng hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, để nền hành chính công hoạt động hiệu quả, hạn chế tối đa xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ, đề cao trách nhiệm giải trình, đề cao tính công khai, minh bạch.
 Tháng 1/2018, với sự hõ trợ của Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, TTCP Việt Nam và Cơ quan Phòng chống tham nhũng Cộng hòa Pháp (AFA) đã ký bản ghi nhớ, hợp tác về PCTN, đặt nền móng cho quan hệ hợp tác song phương giữa 2 cơ quan, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của hai cơ quan.
Luật Phòng Chống tham nhũng của Việt Nam được ban hành năm 2005, sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2007 và 2012. Sau hơn 10 năm thực hiện Luật, Việt Nam đang tiến hành sửa đổi toàn diện và sẽ trình Quốc hội cuối năm nay.
 “Đây là một đạo luật quan trọng được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội hết sức quan tâm, tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội, nên trong quá trình sửa đổi có nhiều nội dung còn có có nhiều ý kiến khác nhau cần được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo vừa nâng cao hiệu quả công tác PCTN, khắc phục được những hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế của Việt Nam, nhất là quy định về xử lý tài sản, thu nhập (TSTN) chênh lệch hoặc tăng thêm mà người kê khai không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc của chúng; thẩm quyền của các cơ quan thanh tra nhà nước trong thanh, kiểm tra về công tác PCTN khu vực ngoài nhà nước, cơ quan đơn vị sẽ kiểm soátTSTN” Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Ngay sau buổi tiếp xã giao, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Pháp về kê khai tài sản thu nhập. 
Tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã giới thiện về kết quả công tác kê khai TSTN trong 10 năm thực hiện Luật PCTN, những khó khăn vướng mắc. Đồng thời, mong muốn được các chuyên gia trao những vấn đề chuyên sâu như: Đối tượng phải TSTN, mô hình quản lý bản kê khai tài sản; quy trình thẩm tra xác minh bản kê khai như thẩm quyền, thủ tục, cơ quan nào quản lý bản kê khai và mối quan hệ với cơ quan PCTN; cách thức xử lý vi phạm trong quá trình kê khai, xử lý tài sản bất minh, kê khai không trung thực, không giải trình được nguồn gốc
Chia sẻ tại hội thảo, bà Lisa Le Meur cho biết, tại Pháp, cơ quan PCTN đó chính là là Cơ quan cấp cao về kiểm soát minh bạch công (HATVP) có cơ chế riêng là một cơ quan hành chính độc lập, đảm bảo sự độc lập trong tuyển chọn thành viên và hoạt động của hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên (nguyên tắc tập thể) bao gồm các thẩm phán của các tòa cấp cao và hai thành viên khác do Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện chỉ định. 
Nhiệm vụ là kiểm tra tài sản, phòng ngừa xung đột lợi ích, tăng cường minh bạch, quản lý đăng ký người đại diện lợi ích, đảm bảo sự liêm chính cho hơn 15. 800 cán bộ công chức.
Theo Bà Lisa, tại Pháp đối tượng kê khai là cán bộ công chức do dân bầu bao gồm : thành viên chính phủ, thượng/hạ nghị sĩ, nghị sĩ Pháp tại EU, thành viên các cơ quan hành pháp địa phương và cán bộ công chức được bổ nhiệm bao gồm : cán bộ công chức cấp bộ, thành viên các cơ quan hành chính độc lập, người thực hiện các công việc theo quyết định của chính phủ, công chức cấp cao, lãnh đạo các công ty nhà nước, thành viên hội đồng thẩm phán tối cao, chủ tịch các liên đoàn thể thao.
Các đối tượng thuộc diện phải kê khai theo quy định mà không thực hiện các nghĩa vụ kê khai được quy định tại các điều này, hoặc không kê khai phần lớn tài sản hoặc lợi ích của mình, hoặc khai gian tài sản sẽ bị phạt từ 3 năm và phạt tiền 45.000 euro.
Cùng với đó, các tài sản phải kê khai là kê khai chính xác tài sản mình sở hữu như : bất động sản nhà đất, các khoản đầu tư, tài khoản ngân hàng, các khoản vay nợ, cổ phiểu, thành viên hội đồng quản trị công ty, hoạt động tình nguyện, hoạt động nghề nghiệp.
Về thời hạn nộp kê khai, đối với kê khai lần đầu thì từ hai tháng tính từ ngày trúng cử hoặc được bổ nhiệm; kê khai khi hết nhiệm kỳ thì trong vòng hai tháng sau khi kết thúc nhiệm kỳ trừ các trường hợp sau: Thành viên nghị viện : trong thời gian từ 7 đến 6 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, nếu nhiệm kỳ không bị gián đoạn; đại biểu hội đồng địa phương: trong thời gian từ 2 đến 1 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, nếu nhiệm kỳ không bị gián đoạn.
Nếu đã kê khai trong thời gian dưới một năm thì không phải kê khai lại, trừ trường hợp kê khai kết thúc nhiệm kỳ. Trong trường hợp đó, chỉ cần kê khai thu nhập trong thời gian tại vị và những biến động lớn về tài sản trong khoảng thời gian này.
Lịch kiểm tra thường được xác định vào các dịp sau bầu cử, hoặc các đợt kê khai theo kế hoạch. Sau khi kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì sẽ  phạt tù 3 năm và phạt tiền 45 000 euro đối với các trường hợp không thực hiện kê khai tài sản, kê khai thiếu phần lớn tài sản, kê khai gian lận về giá trị tài sản. Đồng thời, cấm quyền công dân thời hạn tối đa 10 năm; Cấm thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực công, biện pháp này có thể áp dụng vĩnh viễn…