Những người mắc chứng tự kỷ có độ tuổi từ 2 tuổi đến trên 20 tuổi sẽ tham gia các môn thi đấu thể thao như bơi, chạy, bật xa tại chỗ và trò chơi trị liệu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Nhiều năm trước người ta thường thấy những gia đình có con tự kỷ thường sống tuyệt vọng và bế tắc, họ mặc cảm giấu con và chịu đựng một mình. Nhưng trong ngày hội thể thao này, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bố mẹ chuẩn bị cho mình để sẵn sàng trở thành những 'vận động viên chuyên nghiệp'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Những ông bố, bà mẹ, và cả những thầy cô sẽ sắm vai là huấn luyện viên vừa là những cổ động viên nhiệt tình nhất dõi theo từng bước chạy của con mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Đằng sau mỗi bước chạy của các em nhỏ chính là hình ảnh của những thầy cô, cha mẹ luôn luôn theo đằng sau, là nguồn động viên khích lệ các em hoàn thành phần thi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Việc thắng hay thua đối với mỗi em nhỏ tại đây đều không còn quan trọng. Điều ý nghĩa hơn cả chính là các em được thể hiện là chính mình. Chứng tự kỷ không phải là thứ có thể dập tắt trong các em niềm tin vào ngày mai tươi sáng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Từ những cố gắng của Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam (VAN), Ngày Việt Nam nhận thức về tự kỷ lần thứ 3 đã được tổ chức tại thành phố Bắc Ninh từ 31-1/4. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Sự kiện thắp lên trong lòng hàng ngàn gia đình có con tự kỷ tại Việt Nam những hy vọng về tương lai hòa nhập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Hàng trăm em nhỏ tham gia một ngày hội thể thao đích thực là hàng trăm hình ảnh xúc động, ý nghĩa ai cũng có thể nhìn thấy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Phần thi nhảy bao bố của các em thu hút sự cổ động của hàng trăm khán giả. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Sự kiện này không chỉ dành riêng cho các em nhỏ mắc chứng tự kỷ, đây là sự kiện dành cho toàn bộ mọi người. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Hãy nhìn họ bằng đôi mắt cảm thông để thấy họ tuyệt vời hơn bao giờ hết, hãy lắng nghe họ nói bởi sẽ chẳng có điều gì chân thật hơn thế, hãy cùng chung tay góp sức để người tự kỷ có một cộng đồng thân thiện đón nhận họ thật sự. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Mỗi một sự quan tâm, một chiếc ôm ấm áp cũng là một niềm hy vọng kéo các em nhỏ tái hòa nhập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Từ Bắc đến Nam, từ tỉnh lẻ xa xôi đến thành thị nhiều gia đình đã ngày đêm luyện tập các môn thể thao cho con để chuẩn bị tham gia sự kiện thể thao đầy ý nghĩa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Thông qua chuỗi hoạt động thể thao đầy bổ ích này, ban tổ chức mong muốn cộng đồng nhận thức đúng về tự kỷ, mở lòng và hỗ trợ đúng cách để người tự kỷ được sống bình đẳng, phát triển năng lực, đóng góp cho xã hội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


VAN là viết tắt của Vietnam Autism Network - Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, một tổ chức của cha mẹ, gia đình người tự kỷ, bản thân người tự kỷ, các tổ chức, cá nhân quan tâm và có những hoạt động liên quan đến người tự kỷ. VAN được thành lập ngày 30/8/2013, được sự thừa nhận của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Việt Nam, trực thuộc Liên Hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam.

VAN là thành viên của Mạng lưới Tự kỷ ASEAN (ASEAN Autism Network - AAN)

VAN có các mảng hoạt động chính như sau: nâng cao năng lực phụ huynh có con tự kỷ và năng lực người tự kỷ, truyền thông thay đổi nhận thức cộng đồng về tự kỷ, vận động chính sách, liên kết thực hiện các chương trình, các hoạt động, dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng tự kỷ.

VAAD là viết tắt của Vietnam Autism Awareness Day – Ngày Việt Nam Nhận thức về tự kỷ. Sự kiện này hưởng ứng WAAD (World Autism Awareness Day) được liên hiệp quốc lựa chọn vào ngày 2/4 hàng năm.

Theo Minh Sơn/Vietnam+