Người tự kỷ ở 2 độ tuổi, dưới 10 tuổi và từ 10 đến 15 tuổi sẽ tham gia 5 môn thể thao là bơi, kéo co, nhảy bao bố, chạy, bật xa tại chỗ. 

Ngoài ra, các trẻ tự kỷ cũng được tham gia các hoạt động vui chơi trị liệu, biểu diễn văn nghệ.

Bà Đặng Huỳnh Mai, Chủ tịch Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam cho biết: Trải qua 3 mùa, sự kiện được tổ chức lần lượt ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh đã để lại dấu ấn tốt đẹp và góp phần không nhỏ vào việc tác động đến nhận thức xã hội về người tự kỷ. Sự kiện này cũng trở thành sân chơi đáng mong đợi nhất trong năm của hàng trăm các trung tâm can thiệp, tổ chức, dịch vụ về người tự kỷ, hàng triệu gia đình tự kỷ ở Việt Nam.

Tại Ngày Việt Nam nhận thức về tự kỷ lần thứ 4 có rất nhiều hoạt động như: Giới thiệu tổng quan chính sách dành cho người tự kỷ; Phát hiện sớm và can thiệp sớm chương trình A365 - Chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ; Chương trình giáo dục chuyên biệt đối với trẻ tự kỷ; Các hoạt động, công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ tại Việt Nam; Giới thiệu dự án Autism Mapping - Một chương trình của APCD (Tổ chức Phát triển Khuyết tật Châu Á Thái Bình Dương) về xây dựng dữ liệu và mô tả hiện trạng các quốc gia vùng Asean về tự kỷ).

Đặc biệt, Chiến dịch 400+ tấm thiệp yêu thương trên mạng xã hội facebook đã phát động các cha mẹ và trẻ em làm thiệp viết tay chúc mừng các bạn tự kỷ thi đấu trong đại hội thể thao thân thiện, gửi theo đường bưu điện về sự kiện hoặc đăng trên facebook với hashtag vaad4namdinh. Chiến dịch đã thu hút rất nhiều trẻ em tham gia, với tình cảm trong sáng, đầy tinh thần yêu thương chia sẻ đến các bạn tự kỷ.

Một số hình ảnh đẹp của các bạn nhỏ khắp nơi trong cả nước nhiệt tình tham gia Chiến dịch Chiến dịch 400+ tấm thiệp yêu thương trên mạng xã hội facebook đã phát động


Thanh Lương