Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Hiếu
Thứ hai, 30/05/2022 - 09:01
(Thanh tra) - Mới đây, sau gần 2 năm với nhiều lần tạm hoãn, TAND Cấp cao tại Hà Nội cũng đã đưa vụ án tranh chấp giữa Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình với các thành viên liên quan đến việc bàn giao tài sản ra xét xử phúc thẩm.
Toàn cảnh phiên tòa phúc thẩm vụ án tranh chấp giữa Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình với các thành viên của công ty liên quan đến việc bàn giao tài sản của TAND Cấp cao tại Hà Nội. Ảnh: PV
Tòa tuyên buộc ông Vũ Khắc Căn phải đền bù nhiều tỷ đồng với lý do không bàn giao con dấu, tài sản liên quan sau khi bị bãi nhiệm vào năm 2018. Tuy nhiên, phía bị đơn là ông Vũ Khắc Căn không đồng tình quan điểm với phán xét của Tòa án.
Vì tình trạng sức khỏe không bảo đảm, bị đơn là ông Vũ Khắc Căn, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình đã ủy quyền cho ông Ngô Văn Cao và luật sư Đinh Thị Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tham dự phiên tòa.
Tại buổi xét xử, thay mặt cho bị đơn, ông Ngô Văn Cao cho rằng không có chuyện ông Vũ Khắc Căn chậm bàn giao con dấu sau cuộc triệu tập họp đại hội cổ đông bất thường vào ngày 13/6/2018. Lý do là ông Căn chưa nhận được văn bản bãi nhiệm chức danh giám đốc. Đến khi nhận được văn bản bãi nhiệm, ông Căn đã tới công ty để bàn giao giấy tờ, con dấu nhưng tất cả các phòng làm việc đều đã bị niêm phong, cổng ra vào công ty bị khóa.
Bà Lê Thị Mừng, nguyên Phó trưởng Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco cũng cho biết, tháng 7/2018, khi ông Hà Tuấn Linh về đã chỉ đạo niêm phong các phòng làm việc ở trụ sở 196 Lý Thường Kiệt. Sau đó người lao động đến làm việc cũng bị đuổi ra.
Liên quan đến vụ việc, năm 2020, Báo Thanh tra đã có có loạt bài: “Đi tìm công lý phía sau bản án xét xử sa thải người lao động”; Cty Apromaco đã dồn người lao động vào bước đường cùng”; “Có dấu hiệu gian lận về thuế, thất thoát tài sản”; “Các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình vô cảm trước tiếng kêu cứu?”, Giám đốc Công ty Apromaco Thái Bình đang “vừa… vừa la làng”?” … phản ánh việc Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, đẩy người lao động vào bước đường cùng.
Trở lại vụ việc cho thấy, tháng 1/1985, sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, ông Vũ Khắc Căn được chuyển về làm công nhân tại Công ty Vật tư Nông nghiệp Thái Bình - nay là Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình. Thời gian công tác tại Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình, ông Căn lần lượt kinh qua các công việc từ công nhân, thủ kho, cán bộ kế hoạch kinh doanh, rồi đến Phó Giám đốc Công ty. Tháng 1/2015, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty và là thành viên với tỷ lệ góp vốn 20%.
Ngày 13/6/2018, Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình tổ chức đại hội cổ đông bất thường. Tuy nhiên, theo ông Căn, việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường này không đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2015 và điều lệ của công ty nên đã gửi văn bản đến Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhưng không được chấp nhận, giải quyết.
Đến ngày 3/7/2018, công ty đã niêm phong phòng làm việc của kế toán, hành chính, đập phá khóa cửa các phòng làm việc tầng 2, phá hủy toàn bộ hệ thống camera bảo vệ và lục soát phòng làm việc của ông dẫn đến ông Căn và một số người lao động khác bị mất một số giấy tờ, sổ sách, đồ dùng và nhiều tài sản cá nhân khác.
Không những vậy, công ty còn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với ông Căn và một số người lao động khác vì không có căn cứ và vi phạm thời hạn báo trước, không đúng quy định tại Điều 37, Điều 38 Bộ luật Lao động. “Cớ gì lại cho rằng tôi không bàn giao con dấu, tài sản liên quan sau khi bị bãi nhiệm vào năm 2018”, ông Vũ Khắc Căn bức xúc.
Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Đinh Thị Hòa đã đưa ra một số dẫn chứng đó là Bản án sơ thẩm số 02/2020 của TAND tỉnh Thái Bình không căn cứ vào các chứng cứ bên bị đơn cung cấp. Tất cả các chứng cứ như căn cứ điều lệ của công ty, Luật Doanh nghiệp, Luật Dân sự được trình bày tại phiên tòa đều không được đưa vào trong bản án.
Thứ nhất, theo Thông báo số 098/2018 thông báo về chính sách kho của Công ty Vật tư Nông sản về lãi, phía nguyên đơn là Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco có rút 1 phần lãi nhưng cho rằng nội dung này có căn cứ bởi đây là thông báo của Công ty Vật tư Nông sản qua hợp đồng mua hàng đối với Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình, không phải là khoản thiệt hại do ông Căn gây ra cho công ty nên Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình phải có trách nhiệm thanh toán cho Công ty Vật tư Nông sản.
Thứ 2, Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco yêu cầu ông Căn phải bồi thường thiệt hại duy trì hoạt động của công ty từ ngày 13/7/2018 đến 12/8/2018 do không có doanh thu là không đúng, như bà Mừng, nguyên Phó Trưởng Phòng Kế toán, chứng minh trên thực tế số tiền lương công ty chi trả cho người lao động tại thời điểm này còn nhiều hơn tại thời điểm ông Căn còn làm Giám đốc, trong khi một số nhân viên đã bị nghỉ việc vì công ty tự ý niêm phong phòng làm việc, không cho ai vào. Mặt khác, số tiền chi phí trong thời điểm này là do công ty tổ chức các hoạt động thu hút khách hàng, cớ gì lại yêu cầu người khác phải bồi thường. Nên không thể nói là khoản thiệt hại để yêu cầu ông Căn bồi thường thiệt hại.
Thứ 3, tại biên bản họp đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 13/6/2018, nhiều thành phần tham gia là khách mời và là thành viên của Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản tham gia khi không có giấy ủy quyền. Quan trọng hơn nữa là các cá nhân đó không phải là cổ đông công ty. Đặc biệt, thư ký trong cuộc họp là ông Lê Anh Linh, bà Nguyễn Minh Nguyệt không phải là lao động ký hợp đồng với công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình. Theo quy định tại khoản 5, Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 thì thư ký công ty được tuyển dụng phải ký kết hợp đồng lao động với công ty.
Luật sư Đinh Thị Hòa cũng cho biết, theo quy định tại khoản 2, Điều 31 Luật Doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật phải có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Do vậy, biên bản này không hợp lệ bởi nếu muốn thay đổi kinh doanh của công ty tại thời điểm này, ông Căn đang là người đại diện theo pháp luật, buộc phải có chữ kí của ông Căn thì biên bản mới có giá trị.
Mặt khác, trong giấy mời họp ngày 30/5/2018 của công ty không có nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp mà tại cuộc họp lại có nội dung này là vi phạm các quy định tại Điều 139 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Cũng theo luật sư Hòa, theo Điều 22 Điều lệ Công ty và khoản 1, Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc, thì ông Hà Tuấn Linh không đủ điều kiện được bổ nhiệm làm giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình. Việc hội đồng quản trị bổ nhiệm ông Hà Tuấn Linh giữ chức danh giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty thay ông Căn là không có căn cứ, trái quy định của điều lệ và Luật Doanh nghiệp bởi ông Hà Tuấn Linh không phải là thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình, cũng không được thuê theo hợp đồng lao động.
Vụ án tranh chấp liên quan đến việc bàn giao tài sản tại Công ty Cổ phần Apromaco và người lao động đến nay đã kéo dài gần 5 năm.
Sau gần 2 năm kể từ ngày thụ lý, TAND Cấp cao cũng đã đưa vụ án ra xét xử. Tòa TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên buộc ông Vũ Khắc Căn phải đền bù 5,8 tỷ đồng và yêu cầu phải bàn giao con dấu, tài sản liên quan sau khi bị bãi nhiệm vào năm 2018 (trước đó, tại bản án sơ thẩm, TAND tỉnh Thái Bình tuyên buộc ông Vũ Khắc Căn phải đền bù trên 7 tỷ đồng cho khoản này - PV). TAND Cấp cao cũng không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường khoản lỗ do hoạt động kinh doanh của Cổ phần Vật tư Apromaco Thái Bình (sau khi hội đồng quản trị đơn phương miễn nhiệm ông Căn - PV).
Tuy nhiên, phía bị đơn không đồng tình quan điểm với phán xét của tòa án bởi “Công ty Apromaco là chủ thể đã và đang quản lý toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách kế toán, tiền bạc và đồ dùng cá nhân của tôi và 6 lao động khác kể từ ngày chiếm giữ công ty rồi khởi kiện yêu cầu chúng tôi phải bàn giao hồ sơ, tài liệu thì thật vô lý. Không chỉ vậy, còn yêu cầu chúng tôi phải bồi thường thiệt hại trong thời gian công ty hoạt động thua lỗ là vô căn cứ”, ông Vũ Khắc Căn bức xúc.
Vụ việc hiện vẫn chưa khép lại, phía bị đơn là ông Vũ Khắc Căn cùng những người lao động khác bị Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco sa thải vẫn đang tiếp tục hành trình đi tìm công lý cũng như gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo nhiều dấu hiệu gian lận về tài chính, thuế tại Công ty Cổ phần Vật tư Apromaco.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương