Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thu hồi đất của doanh nghiệp mà không có quyết định?

Thứ ba, 23/07/2019 - 18:19

(Thanh tra)- Hơn 25 năm trước, Cty TNHH Wei Xern Sin Đài Loan (Cty WXS) quyết định đầu tư cả trăm tỷ đồng vào Khu công nghiệp Hòa Khánh, TP Đà Nẵng, sau khi được Chính phủ có quyết định cho thuê 50.000m2 đất.

Ông Chiu Cheng Tsai trình bày sự việc.

Quá trình đầu tư, UBND TP đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất với diện tích như trên cho Cty WXS. Đang hoạt động ổn định, thì năm 2016, 11.000m2/50.000m2 đất Cty đang thuê bị “cắt xén” bất hợp lý cho một đơn vị khác thuê, dẫn đến khiếu nại.

Điều đáng nói, đơn vị thuê đất đã sử dụng sai mục đích, khiến dư luận bức xúc...

Ông Chiu Cheng Tsai, Giám đốc Cty WXS cho biết, đơn vị ông đã gửi đơn khiếu nại lần thứ 5 đến UBND TP Đà Nẵng. Nguyên nhân là năm 2016, Cty bị Cty Phát triển và khai thác hạ tầng Khu công nghiệp (Cty PT&KTHTKCN) Đà Nẵng lập biên bản thu hồi hơn 11.000m2 đất Cty WXS đang thuê. Việc nhà đầu tư nước ngoài như Cty của ông bị thu hồi đất, nhưng không có bất cứ một quyết định thu hồi đất nào là trái quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Cty WXS đầu tư vào Việt Nam từ năm 1993, với ngành nghề ban đầu là sản xuất giấy vàng mã, tăm tre. Ngày 14/7/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 357/TTg cho Cty WXS thuê 50.000m2 đất, đơn giá 0,06 USD/m2/năm để thực hiện dự án (DA) nêu trên. Ngay khi được giao đất, Cty đã tiến hành xây dựng cơ sở và đi vào hoạt động. Ngày 30/1/1996, Cty WXS ký hợp đồng với Sở Địa chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) để thuê 50.000m2 đất nêu trên, và đến ngày 20/10/1998, Cty WXS được UBND TP Đà Nẵng cấp GCNQSD đất diện tích 50.000m2.

Năm 2009, thực hiện chủ trương chuyển đổi ngành nghề để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất giấy súc, Cty thống nhất chuyển đổi sang kinh doanh cho thuê nhà xưởng và được UBND TP đồng ý, tiếp tục để Cty thực hiện DA đến hết năm 2046.

Cũng năm 2009, UBND TP ban hành công văn cho phép Cty WXS được kế thừa thuê lại đất giá 0,06 USD/m2/năm đến năm 2023, còn từ năm 2023 đến 2046 thực hiện giá thuê đất theo quy định hiện hành.

Ngày 28/12/2009, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (BQL KCN&CX) cấp giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi lần 2) cho Cty, nội dung ngành nghề kinh doanh là: Xây dựng nhà xưởng và kho cho thuê, diện tích đất sử dụng 50.000m2. Đến ngày 29/6/2015, BQL KCN&CX cấp Giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi lần 3) cho Cty, với ngành nghề kinh doanh là: Xây dựng nhà xưởng và kho cho thuê, diện tích đất sử dụng 50.000m2, tổng vốn đầu tư 7 triệu USD (tăng từ 5 triệu USD lên 7 triệu USD để thực hiện DA); thời hạn hoạt động đến ngày 12/12/2046. Về tiến độ, BQL KCN&CX đồng ý để Cty triển khai kế hoạch kinh doanh gồm 2 giai đoạn, trong đó 30.000m2 đang sử dụng kinh doanh và 20.000m2 đất tiếp theo sẽ xây dựng và sử dụng từ tháng 6/2015.

Mục đích đầu tư của Cty đã rất rõ ràng, song có một điều rất khó hiểu là sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Cty WXS nhiều lần có văn bản đề nghị cấp giấy phép xây dựng các hạng mục trên phần đất 20.000m2 đất tiếp theo, nhưng BQL KCN&CX không giải quyết. Cty tiếp tục kiến nghị, ngày 6/11/2015, Văn phòng UBND TP có phiếu chuyển BQL KCN&CX với nội dung: “Chuyển công văn đề ngày 19/10/2015 của Cty WXS về việc cho phép tiếp tục triển khai xây dựng DA”, tuy nhiên hồ sơ cũng không được giải quyết.

Đang lúc chờ đợi, thì ngày 11/3/2016, Cty PT&KTHTKCN có văn bản gửi BQL KCN&CX xem xét, báo cáo UBND TP thu hồi khoảng 20.000m2 đất của Cty WXS để bố trí cho Cty TNHH Đầu tư NLPT (Cty NLPT) thuê lại làm nhà máy tinh lọc khoáng sản. Lý do thu hồi đưa ra lúc đó là Cty WXS có một phần diện tích để trống nhiều năm không hoạt động hiệu quả, nên nằm trong diện rà soát quỹ đất.

Đến đầu tháng 8/2016, Cty WXS nhận được công văn của Văn phòng UBND TP, thể hiện nội dung thu hồi 11.000m2 đất mà Cty đang thuê theo đề xuất của Cty PT&KTHTKCN. Đến tháng 3/2017, Cty PT&KTHTKCN tiến hành lập biên bản thu hồi hơn 11.000m2 nói trên giao cho Cty NLPT mà không hề có quyết định thu hồi đất.

“Đây là một quyết định hết sức vô lý. Chúng tôi đã được cấp sổ đỏ và trả tiền thuê diện tích 50.000m2 đến hết năm 2023, cũng đang đầu tư kinh doanh, không vi phạm bất cứ điều gì về các quy định thuê đất, tại sao lại bị thu hồi để cho DN khác thuê lại. Trong khi đó, việc lập biên bản thu hồi đất nhưng không có quyết định thu hồi đất là hoàn toàn trái quy định” - ông Chiu Cheng Tsai bức xúc nói.

Hơn 2 năm qua, Cty NLPT không hề xây dựng nhà máy tinh lọc khoáng sản, mà chỉ múc cát trắng vận chuyển đi nơi khác

Ông Chiu Cheng Tsai cũng khẳng định, không có chuyện Cty để đất trống trên phần đất 11.000m2 bị thu hồi, mà trước đó Cty đã xây dựng nhiều khu nhà xưởng, vật kiến trúc, tất cả thể hiện rất rõ trên GCNQSD đất. “Việc Cty PT&KTHTKCN báo cáo với TP rằng, DA của chúng tôi đã được nhiều lần gia hạn nhưng không triển khai hoạt động, đề nghị UBND TP thu hồi để bố trí cho Cty NLPT đầu tư nhà máy tinh lọc khoáng sản công suất 100.000 tấn/năm, là hoàn toàn sai sự thật” - ông Chiu khẳng định.

Theo tìm hiểu, diện tích 11.000m2 đất giao cho Cty NLPT là để đầu tư nhà máy tinh lọc khoáng sản công suất 100.000 tấn/năm, suốt hơn 2 năm qua, Cty này không hề triển khai xây dựng, mà chỉ thấy xe múc, xe đào lấy cát trắng dưới lòng đất vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ. Đây là hoạt động khai thác khoáng sản không đúng với quy hoạch của KCN Hòa Khánh và TP từ lâu đã cấm khai thác khoáng sản tại khu vực này.

Theo ông Tô Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, vụ việc này UBND TP đã họp rất nhiều lần, mới nhất là cuộc họp giao ban UBND TP ngày 21/5, Chủ tịch TP đã kết luận giao cho Thanh tra TP tiếp tục tham mưu, thụ lý đơn khiếu nại để đối thoại với doanh nghiệp theo trình tự.

Hiện tại, gần như mọi kế hoạch kinh doanh của Cty WXS bị ngưng trệ do khiếu nại, kiện cáo, dẫn tới áp lực rất lớn về lãi suất ngân hàng. Mong rằng, lãnh đạo TP cùng doanh nghiệp ngồi lại, đối thoại thẳng thắn, từ đó có một quyết định thỏa đáng nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh đúng quy định…

N.Phó - Đ.Bình 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm