Kế hoạch có mục đích là theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo) nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật; phát hiện khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật không còn phù hợp; từ đó kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật; các quy định về phạm vi, đối tượng, trình tự thủ tục kiểm tra được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Thông tư số 04/2014/TT-BTP.

Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tôn giáo tỉnh (Sở Nội vụ) với UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan; kết hợp chặt chẽ giữa theo dõi tình hình thi hành pháp luật với xây dựng pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong triển khai thực hiện công việc được giao trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, tránh chồng chéo với các nội dung thanh tra, kiểm tra trong cùng lĩnh vực.

Nội dung theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

a) Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo: Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản; tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; tính khả thi của văn bản.

b) Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo: Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng về pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; tính phù hợp của tổ chức bộ máy và mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật; mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thi hành pháp luật.

c) Tình hình tuân thủ pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo: Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

d) Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, tập trung vào một số nội dung sau:

Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đăng ký hoạt động tín ngưỡng; sinh hoạt tôn giáo tập trung; công nhận tổ chức tôn giáo; sửa đổi hiến chương; thay đổi trụ sở, thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; cơ sở đào tạo tôn giáo; phong phẩm, suy cử chức sắc; bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc; mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo và người không chuyên hoạt động tôn giáo; hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp; hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam; tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài; gia nhập tổ chức tôn giáo ở nước ngoài; phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hoạt động tôn giáo; việc thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo…

Các nội dung khác theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162: Hiện tượng tôn giáo mới; vấn đề đất đai, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; các hoạt động vi phạm, lệch chuẩn; quản lý Nhà nước đối với các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo đặc biệt là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh

Việc thực hiện các thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo Quyết định số 3913/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh.

Phạm vi theo dõi, kiểm tra: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các hoạt động khác. Tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo) năm 2022.

Đối tượng theo dõi, kiểm tra: UBND các huyện, thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh.

Đối với việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

a) Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tổng hợp báo cáo kết quả tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo của UBND các huyện, thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh gửi Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 20/10/2022.

UBND các huyện, thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo theo địa bàn phụ trách; gửi báo cáo bằng văn bản về Sở Nội vụ trước ngày 20/9/2022 để tổng hợp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ.

Đối với công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật

a) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tự kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành; theo dõi thi hành pháp luật; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh gửi báo cáo kết quả về Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 20/10/2022.

b) Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Nội vụ tự kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kịp thời phát hiện những nội dung chưa phù hợp hoặc cần hủy bỏ, thay thế, ban hành mới cho phù hợp với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP; kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ đối với các nội dung văn bản trái pháp luật, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Thanh Lan